Việc bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein cho vật nuôi là điều rất quan trọng để vật nuôi phát triển toàn diện và cho năng suất cao.
Protein hay còn gọi là chất đạm là chất cần thiết nhất trong mọi sinh vật và thực vật với vai trò tham gia vào thành phần của chất nguyên sinh trong tế bào sống. Ngoài cấu trúc cơ thể, protein còn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao như enzym, hoocmon để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng thể… Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tạo tinh trùng và trứng.
Tỷ lệ protein chiếm 15 – 35% trong khẩu phần ăn. Sử dụng thức ăn để cung cấp protein thực chất là cung cấp axit amin cho cơ thể theo nhu cầu duy trì và thay thế những tế bào thoái hóa, nhu cầu cho sự tăng trưởng, sự sinh sản, đẻ trứng. (trong đó nhu cầu cho tăng trọng ở con con là nhiều hơn cả, tiếp theo là tạo trứng và đẻ trứng).
Protein đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào cơ thể, các chất sinh học khác và thực hiện chức năng phân giải tạo ra năng lương. Bên cạnh đó, protein còn tham gia bảo vệ cơ thể như bạch cầu và tạo độ bền cho da của vật nuôi.
Nếu thiếu protein, cơ thể vật nuôi sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc bệnh. Ngoài ra, vật nuôi sẽ bị sút cân, yếu cơ thậm chí là mất cơ, ảnh hưởng không nhỏ đến tậm tính của vật nuôi.
Hạt cỏ Mombasa là một loại thức ăn cho gia súc có xuất xứ từ Thái Lan. Với thân cỏ cao đến 2m, lá dài, rộng 3cm và có lông ngắn ở mặt trên với vỏ bọc lá dẻo dai, cỏ Mombasa là loại cây chịu hạn và chịu lạnh khá tốt. Loại cỏ này cho năng suất rất cao, từ 20-40 tấn/ha/năm. Đặc biệt, cỏ Mombasa chứa hàm lượng protein lên tới 12-14% ở các vùng đất tốt như Việt Nam với tỷ lệ nảy mầm 70-80%. Điều này giúp gia súc tăng trọng tốt, cho sản lượng sữa cao và chất lượng.
Hiểu được tầm quan trọng và thiết yếu của protein với vật nuôi sẽ giúp người chăn nuôi chú ý hơn đến dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của vật nuôi, từ đó vật nuôi sẽ phát triển tốt và đem lại nhiều lợi ích kinh tế.