VAI TRÒ CỦA KHOÁNG CHẤT ĐỐI VỚI VẬT NUÔI

VAI TRÒ CỦA KHOÁNG CHẤT ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
Viết bởi: admin Thuộc danh mục: Tin nông nghiệp Ngày đăng: 2019-03-21 Lượt xem: 2624 Bình luận: 0

Khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung, thâm canh luôn sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung khoáng chất cho đàn vật nuôi là điều cần thiết để có được hiệu quả chăn nuôi cao. Người chăn nuôi cần hiểu về vai trò của các loại khoáng chất đối với đàn vật nuôi để bổ sung phù hợp.

Khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung, thâm canh luôn sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung khoáng chất cho đàn vật nuôi là điều cần thiết để có được hiệu quả chăn nuôi cao. Người chăn nuôi cần hiểu về vai trò của các loại khoáng chất đối với đàn vật nuôi để bổ sung phù hợp.

Tác dụng của khoáng chất đối với vật nuôi

Chất khoáng tham gia vào cấu trúc bộ khung xương cơ thể.

Chất khoáng duy trì áp suất thẩm thấu, cân bằng Acid – Kiềm trong và ngoài cơ thể.

Chất khoáng còn tham gia cấu trúc Protein chức năng như : Hemoglobin, myoglobin, các enzyme, kích thích tố (hormone) để xúc tác điều khiển các phản ứng sinh học luôn xảy ra trong cơ thể vật nuôi.

Chất khoáng được chia làm 2 loại: Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

Khoáng đa lượng: thường tính hàm lượng phần trăm hoặc gam/kg thức ăn.

Khoáng vi lượng: thường được tính hàm lượng theo phần trăm.

Trong chăn nuôi quãng canh, con giống có năng suất thấp, chăn nuôi chăn thả nên ít khi có vấn đề thiếu hay thừa chất khoáng. Ngược lại trong chăn nuôi công nghiệp, người ta sử dụng con giống có năng suất cao và nuôi trong chuồng, cho ăn thức ăn công nghiệp chế biến sẵn. Sự thiếu hay thừa gây rối loạn trao đổi chất khoáng rất dễ xảy ra, ảnh hưởng xấu đến kết quả chăn nuôi.

 

Bảng 1. Giá trị trung bình về hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong cơ thể động vật.

Đa khoáng

g/kg thể trọng

Vi khoáng

mg/kg thể trọng

Ca

15

Fe

20-80

P

10

Zn

10-50

K

2

Cu

1-5

Na

1,6

Mo

1-4

Clo

1,1

Se

1-2

S

1,5

I

0,3-0,6

Mg

0,4

Mn

0,2-0,5

 

 

Co

0,02-0,1

 

 

Bảng 2: Phân chia nhóm khoáng chất.

Khoáng đa lượng

Khoáng vi lượng

Calcium (Ca)

Sắt (Fe)

Đồng (Cu)

Phosphorus (P)

Kẽm (Zn)

Mangan (Mn)

Sodium (Na)

Iốt (I)

Chlorine (Cl)

Selen (Se)

 

 

Tác hại của thiếu khoáng chất ở vật nuôi

Khi thiếu hụt chất khoáng so với nhu cầu, vật nuôi bị ảnh hưởng xấu, trước tiên là sức khỏe, sau đó là năng suất và phẩm chất của vật nuôi. Tùy theo từng loại chất khoáng thiếu hụt mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như:

Đối với đực giống: Trong các chất khoáng, ngoài Ca, P, Na, Cl, Fe, Cu, Co, I thì Zn và Mn có ảnh hưởng rất rõ rệt đếnphẩm chất tinh dịch. Bò đực nếu thiếu Mn thì mật độ và sức sống tinh trùng giảm, thiếu Zn thì sự sản sinh tinh trùng không bình thường.

- Đối với gia súc mang thai: Chất khoáng đối với gia súc có chửa không kém gì protit. Trong đó Ca, P là hai nguyên tố đa lượng rất cần thiết để tạo bộ xương của thai và duy trì sức khoẻ của con mẹ. Loài nhai lại cần cung cấp P nhiều hơn Ca. Trâu bò kém sinh sản do thiếu P là tình trạng khá phổ biến vì trong thức ăn thô xanh thường có nhiều Ca và thiếu P. 

- Đối với động vật cho sữa: Những ngày đầu sau khi đẻ, heo và bò sữa cao sản thường phát sinh hiện tượng cân bằng âm về Ca, đó là biểu hiện của sự thiếu Ca trong cơ thể hay Ca cung cấp trong thức ăn không đủ theo nhu cầu. Trong khi đó, sản lượng sữa tiết ra rất lớn, lượng Ca trong sữa càng nhiều. Nếu Ca trong thức ăn không đủ, gia súc cái sẽ phải huy động Ca trong xương làm cho xương mềm, xốp, dễ gãy hoặc biến dạng, thậm chí vỡ xương chậu ở bò sữa cao sản (hiện tượng loãng xương do thiếu Ca) dẫn tới làm giảm sản lượng sửa, giảm sức khoẻ gia súc cái.

- Đối với gia cầm đẻ trứng: Khoáng rất cần cho gia cầm đẻ nên nhu cầu thường rất cao. Canxi cao hơn 2-3 lần bình thường và nhu cầu tối thiểu là 3 g/ngày. 

Tags:

Để lại bình luận