Để phục vụ cho gia súc ăn cỏ, chúng ta đã phát triển rất nhiều loại hạt cỏ giống làm thức ăn xanh bên cạnh các đồng cỏ tự nhiên.
Trong đó việc trồng hạt cỏ giống Mombasa mang lại hiệu quả và chất lượng cao hơn hẳn so với các loại hạt cỏ giống thông thường. Cỏ Mombasa là giống cỏ dòng Guinea có xuất xứ từ Thái Lan, có đặc điểm đẻ nhánh nhanh, bụi to, cây và lá có màu xanh đậm, trọng lượng cây tươi và khô lớn .Trung bình trọng lượng tươi từ 12-15 tấn/ 1000m2/ năm và năng xuất khô từ 3.2-5 tấn/1.000 m2/năm. Chất lượng protein trung bình 8-12%, có thể trồng quanh năm ở các khu vực cồn có đất sét, đất pha cát và chịu được hạn, phù hợp cho việc cắt và thả gia súc, có thể trồng bằng hạt hay cấy cây con.
Năm đầu có thể gieo bằng hạt theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 35-40cm. Nên trồng khi bắt đầu mùa mưa , lượng hạt gieo 6 – 8 kg/ha,nếu ươm cây con thì lượng giống 2kg/ ha. Nên làm vườn ươm cây con, sau một tháng, bắt đầu cấy ra đất trồng . Lưu ý, trước khi trồng nên cày, bừa kỹ và bón lót, hạt cỏ giống Monbasa muốn nảy mần tốt thì nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp và khô ráo với thời gian ít nhất là 6 tháng.
Nên tiến hành diệt cỏ dại khi cỏ được 3 - 4 tuần tuổi và nếu có cỏ dại mọc nhiều thì có thể tiến hành diệt cỏ lần thứ 2 .
Dùng phân Urê, bón khoảng 30-50 kg/ha. Bón vào hai tuần sau khi trồng, hoặc sau khi cây con đã bén rễ tốt, ngoài ra có thể bón phân hữu cơ sau mỗi lần cắt để tăng độ màu mỡ của đất.
Thời điểm bắt đầu thu hoạch khoảng 60 ngày sau khi gieo, cắt lần tiếp theo sau 35-40 ngày. Khi cắt chừa gốc 10-15cm để cây tái sinh tốt. Hàng năm cắt dọn gốc già một lần, số lần chăn thả trong năm đạt 8 – 10 lần. Hạt cỏ giống Mombasa có thể dùng cho vật nuôi ăn tươi hoặc làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc nghiền ra làm bột cỏ khô để cho gia súc ăn dần.
Có chuyên gia chăn nuôi khuyến cáo, nên phát triển những loài vật nuôi mà không tranh giành lương thực với người. Ở nước ta, hàng năm phải nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn cho lợn, gà với số tiền gần bằng với số tiền ta xuất khẩu gạo! Điều này càng khẳng định việc phát triển các loài gia súc ăn cỏ là một việc làm hoàn toàn đúng đắn.