MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Viết bởi: admin Thuộc danh mục: Tin nông nghiệp Ngày đăng: 2019-08-31 Lượt xem: 935 Bình luận: 0

Hiện nay, ngành chăn nuôi bò ở nước ta đã trở thành một nghề đem lại nguồn lợi kinh tế khá cao cho người nông dân, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Người chăn nuôi cũng đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc lựa chọn con giống tốt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sữa sau này của vật nuôi. Dưới đây là một số vấn đề chúng tôi muốn chia sẻ với bà con trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa. Rất mong những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bà con có một đàn bò sữa khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Hiện nay, ngành chăn nuôi bò ở nước ta đã trở thành một nghề đem lại nguồn lợi kinh tế khá cao cho người nông dân, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Người chăn nuôi cũng đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc lựa chọn con giống tốt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sữa sau này của vật nuôi. Dưới đây là một số vấn đề chúng tôi muốn chia sẻ với bà con trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa. Rất mong những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bà con có một đàn bò sữa khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Việc chọn lựa con giống bò sữa tốt rất quan trọng

Trong việc lựa chọn con giống bò sữa, bò Hà Lan (HF) là giống bò cho năng suất cao sữa cao nhất. Tuy nhiên việc lựa chọn con giống không hề đơn giản như thế mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi của chủ hộ, cũng như các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại (điều kiện kinh tế và hạ tầng kỹ thuật) của mỗi gia đình.

Đối với những gia đình mới bắt đầu chăn nuôi bò sữa, do còn thiếu kinh nghiệm nên chọn mua loại bò lai F1 (Lai Sind + Hà Lan) hoặc bò lai F2 (F1 + Hà Lan). Không nên chọn mua bò Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu bò Hà Lan cao (F3, F4,…). Bởi vì bò sữa Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu bò Hà Lan càng cao thì càng “khó tính”, càng kém chịu đựng được điều kiện nóng ẩm. Ngoài ra khi nhiệt độ trên 34°C, bò có tỷ lệ máu bò Hà Lan cao thường thở dốc, xù lông, năng suất sữa giảm. Mặt khác, tỷ lệ nhiễm bệnh tăng, đặc biệt là các bệnh ký sinh trung đường máu và bệnh tụ huyết trung.

Tóm lại dù cho nuôi bò lai F1 hay F2,… việc lựa chọn con có năng suất cao là rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường giá bò sữa thường tính theo năng suất sữa. Vì vậy, khi mua bò với những con đang khai thác sữa thì cần kiểm tra năng suất sữa thực tế.

Việc kiểm tra hình dạng và cấu trúc bầu vú, cũng như hệ thống mạch máu tuyến vú là rất quan trọng. Chỉ khi bầu vú phát triển, mềm mại, các tĩnh mạch nổi rõ thì mới cho nhiều sữa.

 

Quá trình nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sữa của đàn bò

Cũng như các động vật khác, bò sữa cần một hàm lượng dinh dưỡng để duy trì sự sống. Ngoài ra, bò sữa cần một lượng dinh dưỡng rất lớn cho tăng trọng, nuôi thai và sản xuất sữa. Chúng ta hãy thử hình dung: hàm lượng vật chất khô trong sữa trung bình là 12% (tức là trong 1kg sữa có chứa 120g vật chất khô). Như vậy, nếu 1 con bò sữa nặng 400kg có sản lượng sữa trung bình 4000kg/ chu kỳ thì trong thời gian một chu kỳ nó tạo ra 1 lượng vật chất khô là 480kg, nghĩa là lớn hơn nhiều so với khối lượng cơ thể nó. Mà các chất này chỉ có thể tạo ra trong sữa, từ thức ăn cung cấp cho bò. Điều này chứng tỏ việc cung cấp đầy đủ thức ăn với chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sữa.

Bà con cần hiểu được việc nuôi dưỡng bò sữa chính là nuôi dưỡng các loại vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Nuôi dưỡng bò sữa đúng kỹ thuật tức là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hệ vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển. Bà con phải cung cấp khẩu phần ăn cân đối, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng con.

Trong nuôi dưỡng bò sữa, bà con đảm bảo đầy đủ khẩu phần thức ăn thô xanh, bởi vì chính thức ăn thô xanh là yếu tố cơ bản cho hệ vi sinh vật dạ cỏ hoạt động bình thường, bò cho năng suất sữa cao và chất lượng sữa tốt.

Thức ăn của bò sữa rất đa dạng, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Việc tận dụng các nguồn thức ăn này kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý, bảo quản cho phép bà con hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa.

Một điều quan trọng nữa là nước uống đối với bò sữa cũng quan trọng như thức ăn của bò sữa.

 

Vấn đề chăm sóc và khai thác sữa

Quy tắc quan trọng nhất trong chăn nuôi mà bà con cần nhớ đó là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế bà con không được lơ là trong  việc phòng bênh, dịch bệnh ở bò sữa.

Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả như:

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bảo đảm chuồng trại luôn trong tình trạng sạch sẽ, thông thoáng.

- Diệt ruồi, muỗi và các loại ký sinh ngoài da.

- Nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật.

- Áp dụng các biện pháp phòng bênh viêm vú.

- Tiêm điều trị dự phòng ký sinh trung đường máu.

- Tiêm phòng bệnh tụ huyết trung, dịch tả, lở mồm long móng.

Việc chăm sóc bò sữa tốt nhằm 2 mục đính đó là bê con và lấy sữa. Để việc chăm sóc bò sữa hiệu quả bà con cần có kế hoạch theo dõi từng con, diễn biến quá trình sinh sản của từng con bò cái như ngày đẻ, đẻ dễ hay khó, ngày động dục, phối loại tinh gì,…

Cuối cùng là khâu vắt sữa, bà con cần biết bò cho nhiều sữa nhất là khi nó ở trong trạng thái thoải mái, bò có tình cảm với người nuôi nó. Bà con cần tuân thủ quy định kỹ thuật vắt sữa như đúng giờ giấc vệ sinh bò, vệ sinh chuồng trại trước khi vắt, vệ sinh dụng cụ vắt sữa,… Để tạo cảm giác thoải mái cho bò khi vắt sữa thì người tiến hành vắt sữa nên là người hàng ngày chăm sóc và cho chúng ăn.

 

Tags:

Để lại bình luận