Phòng chống nắng, nóng và dịch bệnh cho gia súc trong mùa hè

Phòng chống nắng, nóng và dịch bệnh cho gia súc trong mùa hè
Viết bởi: admin Thuộc danh mục: Tin nông nghiệp Ngày đăng: 2019-05-22 Lượt xem: 333 Bình luận: 0

Dưới ảnh hưởng của thời tiết nắng, nóng trong mùa hè có nguy cơ làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản của gia súc, dễ phát sinh và bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi. Để hạn chế tác hại do năng, nóng, dịch bệnh bảo vệ sản xuất chăn nuôi, bà con cần thực hiện tôt một số biện pháp sau.

Dưới ảnh hưởng của thời tiết nắng, nóng trong mùa hè có nguy cơ làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản của gia súc, dễ phát sinh và bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi. Để hạn chế tác hại do năng, nóng, dịch bệnh bảo vệ sản xuất chăn nuôi, bà con cần thực hiện tôt một số biện pháp sau.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát

  • Chuồng nuôi phải đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát. Mái chuồng nên phủ rơm, rạ, lá cọ hoặc trồng cây dây leo che phủ lên mái để làm mát bầu không khí chuồng nuôi. Nên lắp đặt và sử dụng hệ thống tưới phun sương lên mái chuông hoặc trực tiếp trong chuồng nuôi gia súc trong những ngày thời tiết nắng nóng. Chuồng nuôi cần bố trí đủ quạt điện đề quạt mát cho vật nuôi.
  • Trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát.
  • Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp, chăn nuôi chuồng kín cần chủ động dự phòng máy phát điện khi không có điện lưới.
  • Khơi thông cống rãnh, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh qua hệ thống biogas và ủ phân bằng phương pháp nhiệt sinh học hoặc ủ phân với men vi sinh vật.

phong-chong-dich-benh-cho-gia-suc-trong-mua-he

Bố trí mật độ nuôi phù hợp

Cần bố trí mật độ nuôi phù hợp với từng đối tượng vật nuôi theo độ tuổi và sinh lý vật nuôi. Đặc biệt chú ý khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao, quan sát các phản xạ của vật nuôi như thở nhiều, há mồm để thở, khát nước và uống nước nhiều...

Chế độ ăn, uống, chăm sóc nuôi dưỡng

Tăng cường trong khẩu phần ăn thức ăn là cỏ tươi, củ, cỏ ủ chua và các Vitamin đặc biệt là Vitamin C. Tăng cường thức ăn giàu đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần. Những ngày thời tiết nắng nóng chú ý cho vật nuôi ăn vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm, chiều mát, hạn chế cho ăn vào buổi trưa khi trời nắng nóng. Nên lắp hệ thống máng nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch cho gia súc uống. Đảm bảo đủ nước sạch có pha chất điện giải cho gia súc uống đủ theo nhu cầu để giải nhiệt và tăng sức đề kháng.

Những ngày thời tiết năng nóng, nhiệt độ tăng cao nhất là từ 10 giờ đến 16 giờ trong ngày không chăn thả trâu, bò ngoài trời, cho nghỉ làm việc, nghỉ ngơi tại chuông nuôi hoặc đến các khu vực có bóng mát, cây xanh.

Đối với bò sữa:

  • Tăng cường hơn số lần tắm mát bằng nước sạch trong ngày, tối thiểu từ 3- 4 lần/ngày.
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại: ít nhất 02 lần/ngày.
  • Dùng quạt điện, giàn tưới phun làm mát trực tiếp cơ thể gia súc và tưới phun lên mái làm mát bầu không khí chuồng nuôi. Cải tạo chuồng nuôi đảm bảo luôn được thông thoáng.

phong-chong-dich-benh-cho-gia-suc-trong-mua-he

Thời gian chăn thả, chế độ làm việc, khai thác sữa

Thời gian chăn thả ngoài trời

Đối với trâu, bò thịt:

  • Buổi sáng: Từ 5 giờ - 9 giờ.
  • Buổi chiêu: Từ 16 giờ - 18 giờ

Đối với bò sữa:

  •  Các hộ cần điều chỉnh lại thời gian vắt và bán sữa trong ngày phù hợp theo quy định của các Trạm thu gom sữa trên địa bàn.

Công tác thú y phòng, chống dịch bệnh

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sân chơi, cống rãnh và thân thẻ gia súc.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của ngành thú y đối với từng loại vật nuôi.
  • Phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi theo định kỳ.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện và báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y cơ sở, Trạm Chăn nuôi & Thú y huyện nhưng trường hợp nghi vật nuôi mắc bệnh để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch, bệnh gây ra.

Kỹ thuật xử lý khi vật nuôi bị cảm nắng, cảm nóng

Đổi với cảm nắng:

  • Kịp thời đưa gia súc vào chỗ thoáng mát. Sau 30 phút tiến hành lau, tắm nước lã, trườm nước lạnh, nước đá lên vùng đầu, thụt nước lạnh qua trực tràng.
  • Cho trâu, bò uống nước sắc để nguội của các cây, lá: Bông mã đề, rễ cỏ tranh, lá tre; vò nát cây rau má, rau rấp cá và lọc qua nước lạnh cho uống.
  • Cho uống đầy đủ nước sạch có pha chất điện giải và vitamin C.

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, cần báo cho cán bộ thú y đẻ có biện pháp điều trị kịp thời.

Đối với cảm nóng:

  • Cần cải tạo, tháo dỡ các bức tường ngăn, bạt che kịp thời để thông thoáng chuông nuôi và giãn mật độ đàn vật nuôi cho phù hợp khi quan sát thấy chúng đã ổn định.
  • Dùng quạt điện làm mát và luôn chuyển khí nóng từ chuồng nuôi thoát ra ngoài.
  • Cung cấp đầy đủ nước uống sạch có pha chất điện giải và vitamin C.
  • Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, cần báo cho thú y để có phác đồ điều trị kịp thời.
Tags:

Để lại bình luận