CHĂM SÓC GIA SÚC VÀO MÙA NẮNG NÓNG

CHĂM SÓC GIA SÚC VÀO MÙA NẮNG NÓNG
Viết bởi: admin Thuộc danh mục: Tin nông nghiệp Ngày đăng: 2019-07-04 Lượt xem: 278 Bình luận: 0

Mùa hè, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất của đàn gia súc. Đây là thời điểm sức đề kháng của gia súc ở mức thấp nhất rất dễ mắc bệnh. Vì thế vào thời điểm này bà con cần chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ đàn gia súc.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất của đàn gia súc. Đây là thời điểm sức đề kháng của gia súc ở mức thấp nhất rất dễ mắc bệnh. Vì thế vào thời điểm này bà con cần chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ đàn gia súc.

Xây dựng chuồng trại hợp lý

- Làm chuồng gia súc theo hướng Đông hoặc Đông Nam để tránh nóng. Diện tích tối thiểu từ 6 -7 m2/con.

- Mái chuồng nên làm đơn giản, có thể bằng mái ngói, tre, lá để trống nóng trực tiếp. Xung quanh chuồng có thể trồng thêm nhiều cây xanh, đào mương để tạo không khí thoáng đãng.

- Nên làm nóc hở và có hai mái phụ che phần hở để tăng cường độ thoáng của chuồng.

Chuẩn bị nguồn thức ăn, nước uống đầy đủ

- Tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Trồng các giống cỏ có khả năng chịu hạn tốt như giống cỏ lai MULATO II, cỏ GHINE MONBASA,… làm thức ăn cho gia súc.

- Chủ động trong việc dự trữ nước sạch và chế biến các loại phụ phẩm sau khi thu hoạch vụ Hè Thu, đặc biệt là rơm khô để làm thức ăn cho gia súc trước và trong mùa nắng nóng.

- Vào thời kỳ này, bà con cần có chế độ chuyển loại thức ăn và giờ cho ăn hợp lý:

 +Thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

+ Tăng khẩu phần ăn xanh như cỏ tươi, củ, quả và các loại giàu vitamin,…

+ Tăng cường đạm, giảm bột, mỡ, đường trong khẩu phần ăn.

Việc quản lý nuôi dưỡng gia súc

- Vào những ngày nắng nóng, bà con cần thay đổi thời gian chăn thả. Chăn thả gia súc vào buổi sáng sớm và tối muộn. Tránh để gia súc chăn thả vào thời điểm giữa trưa, đầu chiều khi nhiệt độ cao nhất trong ngày.

- Đối với trường hợp gia súc bị say nắng cần:

+ Cần cho gia súc nghỉ ngơi ngay ở khu vực có nhiều bóng râm.

+ Dùng quạt mát, quạt thoảng từ trước về phía con vật để giúp con vật hạ nhiệt từ từ, tránh làm con vật sốc, choáng.

+ Với gia súc bị bệnh nặng cần dùng thuốc phục hồi thần kinh, tim mạch và hô hấp, có thể truyền tĩnh mạch dung dịch Glucoza, nước muối sinh lý, các thuốc trợ sức,…

Vệ sinh phòng bệnh

- Tăng cường vệ sinh tiêu độc chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.

- Tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia súc để tăng cường khả năng miễn dịch.

- Định kỳ tẩy giun sán cho vật nuôi, phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh.

- Phát hiện sớm các loại trâu, bò bị bệnh để cách ly, điều trị xử lý kịp thời tránh lây lan ra diện rộng

Tags:

Để lại bình luận